"Blue moon" (trăng xanh) là thuật ngữ tiếng Anh dùng để gọi hiện tượng trăng tròn hai lần trong tháng, không có nghĩa mặt trăng phát ra ánh sáng màu xanh.
"Trăng xanh” tồn tại do tháng trong Công lịch không trùng khớp với tháng theo chu kỳ trăng. Thông thường mỗi năm có 12 kỳ trăng tròn tương ứng với 12 tháng. Nhưng do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trong 29,5 ngày; còn các tháng trong dương lịch có 30 hoặc 31 ngày nên mỗi năm dương lịch có nhiều hơn 11 ngày so với năm âm lịch. Vì thế sau khoảng 2-3 năm sẽ có một năm âm lịch với 13 tháng, tương ứng với 13 lần trăng tròn.
Thực tế, khói hoặc bụi trong không khí phân tán tia sáng, khiến chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có màu khác nhau. Năm 1883, khi núi lửa Krakatoa ở Indonesia hoạt động, nó phun lượng tro bụi khổng lồ vào khí quyển, khiến hoàng hôn đỏ rực rỡ, còn Mặt Trăng ánh lên màu xanh trong nhiều đêm.
Vì ba năm mới xảy ra một lần, nên người phương Tây có câu "một lần ngắm trăng xanh", ý chỉ một điều hiếm thấy mà chúng ta may mắn (hoặc bất hạnh) gặp phải, theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Sau sự kiện 31/7, phải đến tháng 1/2018, con người mới được ngắm "trăng xanh" lần nữa.
Một số hình ảnh Mặt trăng xanh:
1 nhận xét:
Write nhận xétXanh mà hóa ra k phải xanh
Replydacluu03@gmail.com ConversionConversion EmoticonEmoticon