Giải pháp Giao thông thông minh cho đô thị trong xu hướng IoT - phần 1 - Blog Khoa học

Giải pháp Giao thông thông minh cho đô thị trong xu hướng IoT - phần 1

Technical overview of IoT System

Blog Khoa học - Để người đọc có cái nhìn rõ nét nhất về Giải pháp Giao thông thông minh trong xu hướng IoT, ở phần 1 người viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những khái niệm Tổng quan trong xu hướng IoT.


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG IOT


Trong những năm gần đây một khái niệm mới trong ngành công nghệ được nhắc đến nhiều "Internet of Things". Thực chất, biểu hiện của Internet of Things (IoT) đã xuất hiện ngay từ thời kỳ sơ khai của Internet, khi các nhà phát minh mong muốn kết nối tất cả mọi thứ qua một mạng lưới đồng nhất để có thể điều khiển chúng phục vụ cho mục đích của con người.

Theo Tổ chức Viễn thông thế giới (International Telecommunication Union - ITU) thông qua khuyến nghị (Recommendation ITU-T Y.2060) ngày 15/6/2012, thuật ngữ "Internet of Things" được định nghĩa "Là một cơ sở hạ tầng mang tính toàn cầu cho xã hội thông tin, mang đến những dịch vụ tiên tiến bằng cách kết nối các đối tượng “Things” (cả physical lẫn virtual) dựa trên sự tồn tại của thông tin, dựa trên khả năng tương tác của các thông tin đó, và dựa trên các công nghệ truyền thông".

Từ góc nhìn kỹ thuật “Things” trong IoT có thể là đối tượng vật lý (Physical) hoặc là đối tượng thông tin (hay còn gọi là đối tượng ảo - Virtual). Hai loại đối tượng này có thể ánh xạ (mapping) qua lại lẫn nhau. Một đối tượng vật lý có thể được trình bài hay đại diện bởi một đối tượng thông tin, tuy nhiên một đối tượng thông tin có thể tồn tại mà không nhất thiết phải được ánh xạ từ một đối tượng vật lý nào.

Hình 1. Technical overview of IoT System [Rec.ITU-T Y.2060 (06/2012)]


Hiện nay, IoT đang trải qua giai đoạn phát triển “bộc phát” và điều này xảy ra nhờ vào một số nhân tố, trong đó các đối tượng phải có thể được nhận biết và định dạng (identifiable), mỗi đối tượng sẽ có một IP riêng biệt không nhầm lẫn, sự xuất hiện của IPv6 với không gian địa chỉ cực kì rộng lớn sẽ giúp mọi thứ có thể dễ dàng kết nối vào Internet cũng như kết nối với nhau; sự phát triển của mạng di động 4G, M2M; tính sẵn có của công nghệ; chi phí phần cứng và truyền dữ liệu rẻ hơn nhiều, ... Theo Gartner, Inc. đến năm 2020 sẽ có 20,8 tỷ đối tượng được kết nối với nhau; chi phí cho phần cứng kết nối đạt 3 nghìn tỷ đô la Mỹ. Gartner cũng dự báo tổng chi phí cho các dịch vụ IoT lên tới 235 tỷ đô la Mỹ trong năm 2016.

Category
2014
2015
2016
2020
Consumer
2,277
3,023
4,024
13,509
Business: Cross-Industry
632
815
1,092
4,408
Business: Vertical-Specific
898
1,065
1,276
2,880
Grand Total
3,807
4,902
6,392
20,797


Bảng 1. Internet of Things Units Installed Base by Category (Millions of Units) [Nguồn: Gartner (November 2015)]


Category
2014
2015
2016
2020
Consumer
257
416
546
1,534
Business: Cross-Industry
115
155
201
566
Business: Vertical-Specific
567
612
667
911
Grand Total
939
1,183
1,414
3,010

Bảng 2. Internet of Things Endpoint Spending by Category (Billions of Dollars) [Nguồn: Gartner (November 2015)]



Tuy nhiên, bất kì công nghệ mới nào đều chứa đựng khả năng biến đổi và rủi ro kinh doanh, trường hợp của IoT cũng vậy, IoT sẽ sản sinh ra rất nhiều dữ liệu và chúng ta sẽ không bao giờ có thể theo kịp với lượng dữ liệu lớn thường xuyên thay đổi, được tạo ra từ các đối tượng trong IoT và để quản lý hiệu quả tất cả dữ liệu đó là không khả thi.

Thách thức cơ bản của IoT chính là năng lực mạng lưới kết nối các đối tượng quá tập trung, ngay cả trong kỷ nguyên của điện toán đám mây, IoT sẽ chỉ vận hành tin cậy khi truy cập lượng dữ liệu không quá lớn và khi độ trễ không phải là vấn đề.

IoT được kỳ vọng do sự phát triển của điện thoại thông minh và mạng di động và điều gì sẽ xảy ra khi lượng dữ liệu cần trao đổi theo thời gian thực tăng hàng chục lần hơn nữa mạng lưới di động và các thiết bị liên lạc có những điểm yếu như độ phủ và độ tin cậy.

Theo Nguyễn Toàn Thắng FPT
Previous
Next Post »

dacluu03@gmail.com ConversionConversion EmoticonEmoticon