Quá trình nhận thức của con người - Blog Khoa học

Quá trình nhận thức của con người




Blog Khoa học - Quá trình nhận thức của con người chia làm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và lý tính.

Muốn cải tạo thế giới khách quan hiệu quả, con người không dừng lại ở nhận thức cảm tính mà phải tiến lên một mức cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính (hay tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức khái niệm, phán đoán, suy luận gọi chung là quá trình tư duy.

Để tư duy hiệu quả, theo một phương pháp luận phải trải qua 4 giai đoạn:

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học. 

Phán đoán là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù và phán đoán phổ biến. Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng. Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Để khắc phục điều này, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận

Quá trính nhận thức lý tính

Quá trính nhận thức lý tính


Suy luận là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. 

Thật vậy, nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức gián tiếp, trừu tượng, khái quát hóa sự vật. Trên cơ sở các nguyên liệu đã được tiếp nhận và lưu giữ từ quá trình nhận thức cảm tính, hoạt động cảm giác đến tri giác rồi biểu tượng làm cho con người có được những hình dung thuần túy và cơ bản đầu tiên về sự vật đơn lẻ. Tạo điều kiện tiếp ứng nguồn thông tin làm yếu tố then chốt cũng như phong phú hơn, sáng tạo hơn của nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính phụ thuộc vào năng lực tư duy của con người. Do đó nó phản ánh được chính xác mối liên hệ bản chất tồn tại bên trong một sự vật hay một lớp các sự vật. 

Trên đây là ba hình thức của quá trình nhận thức lý tính, và để có thể hiểu sâu hơn về quá trình nhận thức này của con người, ta đi vào một ví dụ cụ thể như sau : “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng”. Đây là ví dụ về quá trình nhận thức lý tính. 

Trước hết, nó là sự phán đoán về sự liên kết khái niệm “dân tộc”, “Việt Nam” với khái niệm “một dân tộc”, “anh hùng”. Đồng thời giúp ta biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất là “dân tộc” “Việt Nam” với cái phổ biến là hình tượng anh hùng. Tuy nhiên, ta chưa biết được ngoài dân tộc Việt Nam còn dân tộc nào khác mang phẩm chất anh hùng như vậy nữa không, hoặc là dân tộc Việt Nam còn phẩm chất nào khác nữa không.. Bởi vì nó đơn giản chỉ là sự phán đoán từ một khái niệm có sẵn, không thấy được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và phổ biến. Và đây là một hạn chế. Để khắc phục hạn chế này, nhận thức lý tính phải vươn lên một hình thức cao hơn đó là suy luận. 

Tiếp đến, nhận thức suy luận đóng vai trò là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết phán đoán “dân tộc Việt Nam” với phán đoán “ một dân tộc anh hùng”. Tức là câu nói trên chỉ dùng để chỉ một dân tộc Việt Nam, chứ không phải dân tộc nào khác: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng”- nó mang trong mình phẩm chất là anh hùng từ trong bản chất và đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. 

Tóm lại, nhận thức lý tính là một hình thức nhận thức cao, nhận thức sự vật, hiện tượng nhờ các thao tác của tư duy, giúp ta nhận thức được sâu sắc và toàn diện hơn về bản chất và các quy luật để có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Previous
Next Post »

dacluu03@gmail.com ConversionConversion EmoticonEmoticon