Hình ảnh quái vật mỳ ống bay tại đáy biển gần Angola - Blog Khoa học

Hình ảnh quái vật mỳ ống bay tại đáy biển gần Angola

Với một phong trào xã hội mới được mười năm tuổi, các thành viên của Giáo hội Quái vật mỳ ống bay (The Church of the Flying Spaghetti Monster), phải biết rằng họ thực sự đã tìm được “thời khắc của đấng cứu thế” khi những thước phim từ vùng biển sâu gần Angola xuất hiện.



Đoạn phim từ một cỗ máy điều khiển từ xa (Remotely Operated Vehicle – ROV) ở độ sâu 1325m dưới vùng biển Angola đã cho thấy một loài sinh vật kỳ lạ quan sát được ở dưới đáy đại đương. Cỗ máy này được phát triển bởi một đội thuộc hãng dầu khí BP làm việc tại một giếng dầu gần khu vực đó. Nhóm phát triển này đã đặt tên cho loài sinh vật mới này là “Quái vật mỳ ống bay” (Flying Spaghetti Monster) theo tên của một vị thần thuộc Giáo hội Flying Spaghetti Monster.
Giáo hội này hay còn được biết đến với cái tên Pastafarianism (kết hợp từ pasta (một loại mì) và Rastafarian (một phong trào tôn giáo)), là một phong trào xã hội hay một sự nhạo báng tôn giáo phản đối việc giảng dạy theo lối thiết kế thông minh và thuyết Sáng tạo ở trường học.
Hàng dầu khí BP đã chuyển thước phim này cho Trung tâm Hải dương học Vương Quốc Anh. Sau khi Daniel Jones and Tiến sĩ Philip Pugh, thành viên dự án SERPENT(chuyên nghiên cứu về môi trường đại dương) xem xét đoạn băng, họ đã nhận thấy rằng sinh vật này thuộc chi thủy tức (Siphonophore), thuộc nhóm các động vật bậc thấp sống dưới nước như san hô, hay sứa.




Một số nhóm thủy tức có thể phát triển đến chiều dài 40 mét và thuộc một trong số những loài sinh vật có chiều dài lớn nhất thế giới. Chính xác hơn, mẫu vật này được biết đến dưới cái tên khoa học là Bathyphysa conifer.
Ông Jones cho biết, “Loài sinh vật đặc biệt này vừa khuấy động một làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng mạng với hơn 250.000 lượt xem video này trong tuần qua. Video này đã được người phụ trách ROV thuộc hang dầu khí BP thông qua mạng lưới của SERPENT gửi cho tôi. Đây là một minh chứng điển hình của sự cộng tác với ngành công nghiệp có thể cho phép con người có cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn về biển cả cũng như sự kì diệu và mới lạ của sinh vật biển.”
Dự án của nhóm cộng tác về khoa học và môi trường ROV sử dụng thiết bị công nghệ kỹ thuật hiện có (SERPENT) sẽ khiến công nghệ và thời đại của ngành dầu khí trở nên dễ tiếp cận với cộng đồng các nhà khoa học, từ đó tạo điều kiện cho quá trình phát triển của lĩnh cực nghiên cứu biển sâu.

Tham khảo: independent.co.uk



Previous
Next Post »

dacluu03@gmail.com ConversionConversion EmoticonEmoticon