Viện nghiên cứu tài nguyên thế giới khu Columbia, Washington Mỹ cho biết: “Mục tiêu mới của Úc về cắt giảm khí thải Carbon không đồng nhất với thế giới”.
Úc là một vùng đất của Than. (Nguồn: CSIRO) |
Chủ tịch
đoàn cố vấn về Biến đổi khí hậu Chính phủ Anh trả lời phỏng vấn đã phát biểu: mục
tiêu đến năm 2030 là: “đáng buồn”.
Ngay cả
Tony de Brum - Ngoại trưởng đảo Marshall trả lời phỏng vấn của Công ty quảng cáo
Australia cũng nói: nếu phần còn lại của quốc gia cũng theo bước đi của
Australia thì đất nước của Ông và một số đảo dễ bị công kích ở Thái Bình Dương
sẽ cùng “biến mất”.
Tháng
4/2015, cơ quan biến đổi khí hậu Úc kiến nghị: đến năm 2025 sẽ giảm 30% lượng
khí thải carbon so với năm 2000, năm 2030 giảm 40-60%. Nhưng thủ tướng Tony
Abbott đã bác bỏ kiến nghị này, đồng thời thiết lập mục tiêu so với năm 2005 rằng
đến năm 2030 thì sẽ cắt giảm khí thải khoảng 26-28%. “Sự táo bạo của Abbott khiến
người ta kinh ngạc”. Deben cũng nói: Các nhóm bảo vệ môi trường Australia cũng
cho rằng: mục tiêu cắt giảm khí thải của Australia là tụt hậu so với các nước
khác.
Hiện
nay, mục tiêu của Liên Hợp Quốc trong việc kiểm soát biến đổi khí hậu là nhiệt độ toàn cầu trong thế kỉ này không vượt quá 2độ C so với thời kỳ tiền Công nghiệp
hóa. Nhưng Viện nghiên cứu khí hậu Australia cho rằng, mục tiêu cắt giảm
Carbon không phù hợp với mục tiêu của Liên Hợp Quốc đưa ra, mục tiêu mới của nước
này đưa ra chỉ giảm 19% so với năm 2000.
Chuyên
gia về chính sách khí hậu của đại học Melbourne cho biết: Mục tiêu mới này càng
thể hiện rõ không thể loại bỏ lời đồn “Quốc gia lạc hậu” về phương diện kiểm
soát sự nóng lên toàn cầu của Australia.
Trước
đây, Australia được coi là đất nước lãnh đạo hoạt động về biến đổi khí hậu
trên trường quốc tế, trong năm 2012 cả nước thiết lập phương án về giá carbon
thương mại. Nhưng từ khi Abbott lên nắm quyền , năm 2014 phương án này đã bị thay thế.
Sự giàu
có, phong phú về Than cộng với sự dựa dẫm vào nguồn tài nguyên ngày đã khiến
Australia thành đất nước có lượng khí thải tính theo bình quân đầu người lớn nhất
trong các nước lớn.
Chuyên
gia về Kinh tế và Chính sách biến đổi khí hậu Đại học quốc gia Australia cũng
nói: Ngay cả khi thực hiện các biện pháp giảm lượng khí thải, thì đến năm 2030
lượng khí thải bình quân đầu người của Australia cũng sẽ gấp 2 lần nước Mỹ và
Canada.
Để đối
phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhiều quốc gia đã tích cực thực hiện hoạt
động. EU và Na Uy đã tuyên bố đến trước năm 2030 sẽ giảm 40% khí thải so với
năm 1990, Thụy Sĩ là 50%, Đức giảm 55%. Mà Christiff nhắc đến, Australia lần đầu
là so với năm 1990, sau thay đổi so sánh với năm 2000 và hiện tại so sánh với
năm 2005, “ngày càng làm giảm nhiệm vụ của mình”.
dacluu03@gmail.com ConversionConversion EmoticonEmoticon