GS Trần Thanh Vân, người sáng lập dự án Trung tâm Giáo dục và Khoa học Liên ngành ở Quy Nhơn |
Ngày 12/8 tới, tại Quy
Nhơn sẽ diễn ra cuộc "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9 và khánh thành Trung
tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành với sự có mặt của 8 nhà khoa học đoạt
giải Nobel. Đây là thành quả lớn sau hơn 20 năm nỗ lực của Giáo sư Trần Thanh
Vân cùng những người bạn làm khoa học của ông, nhằm mục đích mà ông đau đáu nhất
là "nâng cao hình ảnh của Việt Nam".
Đã từ lâu, tên tuổi của
Giáo sư, Tiến sĩ vật lý Jean Trần Thanh Vân, Việt kiều Pháp trở nên thân thuộc
với cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế qua các hoạt động khoa học sôi nổi
và những đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.
Từ năm 1966, khi mới 26 tuổi, ông đã sáng tạo ra
một loại hình hội thảo khoa học mới là cuộc "Gặp gỡ Moriond". Đầu
tiên chỉ là cuộc gặp vài ngày giữa những nhà khoa học - những người bạn của
ông, cùng nghỉ ngơi, trao đổi, đào sâu suy nghĩ những vấn đề trong lĩnh vực vật
lý. Đến năm 1989, ông tổ chức cuộc "Gặp gỡ Blois" tập trung chuyên sâu hơn, mời những nhà khoa
học uy tín lớn hơn.
Đến nay, "Gặp gỡ
Moriond" vẫn họp vào tháng 3 mỗi năm tại vùng Savoie ở nước Pháp, thu hút
gần 400 diễn giả và nhà khoa học, còn "Gặp gỡ Blois" được tổ chức trọng
thể vào tháng 5 mỗi năm tại Lâu đài chính của thành phố Blois. Cuộc gặp gỡ này
là một trong những hội thảo vật lý quốc tế uy tín nhất.
Kể từ khi bắt đầu loại
hình hội thảo khoa học này, có rất nhiều nhà khoa học thành danh đã khởi nguồn nghiên
cứu từ các cuộc gặp gỡ Moriond để thuyết trình các công trình đầu tiên trong sự
nghiệp nghiên cứu khoa học của họ. Rất nhiều người chia sẻ rằng chính nhờ sự
khuyến khích nhận được từ những bài thuyết trình đầu tiên của họ tại các cuộc gặp
gỡ khoa học là điểm xuất phát quan trọng khích lệ họ tiếp bước trên con đường
nghiên cứu khoa học.
Giáo sư Trần Thanh Vân
chia sẻ: “"Những người trẻ là những người của tương lai. Tổ chức hội nghị
không phải để chỉ có những người có danh tiếng đến, vì những người danh tiếng
đã là của quá khứ, mà chúng ta cần cho tương lai.” Xét cho cùng, nếu không có
những nỗ lực từ trong nước, cộng đồng khoa học này không thể lớn mạnh và phát
triển được.
Vợ chồng ông đã tổ chức
rất nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo hiếu học và học giỏi, trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc.
Vấn đề về chảy máu chất
xám tại Việt Nam vẫn là một vấn đề nan giải. Hy vong rằng tạo cơ chế khích lệ
các nhà khoa học trẻ ở trong nước có điều kiện tiếp xúc với các hội nghị, hội
thảo khoa học quốc tế là sẽ khích lệ đượccác nhà khoa học Việt Nam thành danh ở
nước ngoài về quê hương đóng góp xây dựng quê hương.
dacluu03@gmail.com ConversionConversion EmoticonEmoticon