Tỷ phú người Nga chi 100 triệu USD cho dự án tàu vũ trụ siêu nhỏ Starshot - Blog Khoa học

Tỷ phú người Nga chi 100 triệu USD cho dự án tàu vũ trụ siêu nhỏ Starshot

Blog Khoa học - Giáo sư, nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, toán học nổi tiếng nhất hiện nay Stephen Hawking cùng với nhà tỷ phú Yuri Milner đang hợp tác để thử nghiệm việc gửi tàu thăm dò không gian nằm cách hệ thống sao đôi Alpha Centauri hơn 40 nghìn tỷ km, hay 4,37 năm ánh sáng.

Dự án Starshot

Trong một sự kiện tại Đài quan sát Thế giới ở New York, tỷ phú cũng là nhà đầu tư công nghệ người Nga Yuri Milner công bố một nghiên cứu trị giá tới 100 triệu USD và công trình kỹ thuật có tên gọi là Breakthrough Starshot (tạm hiểu là Vượt qua những vì sao). Dự án này sẽ tạo ra các thiết bị thăm dò không gian siêu nhỏ có thể di chuyển với tốc độ 100 triệu dặm một giờ trong vòng 20 năm tới. Nhiệm vụ của thiết bị này sau khi được phóng lên vũ trụ sẽ chụp ảnh về vũ trụ xung quanh chúng ta chỉ trong vòng một ngày, các thiết bị hiện nay chụp phải mất đến một năm.

Ông Milner cũng không lạ gì với những loại thiết bị "bay tới mặt trăng này". Là một nhà đầu tư trong Facebook, Twitter, WhatsApp, Snapchat, Airbnb và Spotify, ông đã dự định thực hiện dự án Breakthrough Starshot, một phiên bản tiếp bước phiên bản ban đầu trị giá 100 triệu đô so với năm ngoái và thuộc quyền tái sở hữu của nhà khoa học nổi tiếng Stephen Hawking có tên gọi là Breakthrough Listen. Mục tiêu của dự án này là một tìm kiếm sự sống thông minh ngoài hành tinh.

phi thuyền siêu nhỏ Starshot

Trọng lượng của phi thuyền Starshot mới này sẽ ít hơn một gram và được phóng thông qua các vệ tinh. Nó được hỗ trợ bởi một chùm ánh sáng để có thể di chuyển với tốc độ bằng 20% của tốc độ ánh sáng. Starshot được thiết kế với hình một con bướm với một cánh buồm trên lưng, mỗi con chip sẽ có một bộ xử lý và một máy ảnh nhằm mục đích thu lại hình ảnh của các hành tinh có thể quan sát được cùng với các dữ liệu khoa học khác trong hệ thống sao gần nhất của chúng ta, hệ thống sao đôi Alpha Centauri ở cách Mặt Trời 4,243 năm ánh sáng.

Giống như các chuyến du lịch không gian được miêu tả trong một số tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, các tia laze sẽ đóng một vai trò lớn đối với các con tàu siêu nhỏ. Ngoài hướng dẫn đường bay, tia laser sẽ được sử dụng trong việc bắn thiết bị từ trái đất tới một vệ tinh và tiếp tục đẩy con tàu siêu nhỏ từ vệ tinh vào không gian trong vũ trụ.

Là một phần của Breakthrough Initiative (tạm hiểu là Sáng kiến ​​Đột phá) của nhà tỉ phú Milner, chương trình Starshot không giống với SpaceX hoặc Virgin Galactic. Nó là một nhiệm vụ khám phá tập trung hơn mặt khoa học, trái ngược với một chương trình nhằm thu hút nhiều khách hàng hay quảng cáo cho thương hiệu. Mặc dù họ sẽ không được làm việc trực tiếp với NASA hay các cơ quan nghiên cứu về vũ trụ khác ngay từ ban đầu nhưng dự án này có được nền tảng khoa học khởi nguồn từ nghiên cứu của NASA. Ông Peter Worden, cựu giám đốc của chương trình nghiên cứu AMES của NASA và lãnh đạo của các dự án Starshot, chó biết rằng: "Chính phân tích của NASA phần nào cho thấy rằng chúng ta có thể làm được điều này. Chúng tôi rất có hứng thú được làm việc với NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu và các cơ quan nghiên cứu về vũ trụ khác trên thế giới."

Mặc dù cả nhóm đều có tham vọng cao cả nhưng họ hiểu rằng những gì họ đang mong đợi không phải là kết quả trong ngày một ngày hai. Ông Worden còn chia sẻ thêm rằng: "Điều này đã thực sự là mục tiêu của cuộc đời tôi để làm cho điều này xảy ra, vì vậy tôi không thể nghĩ ra một cách tốt hơn để dành những năm cuối đời của tôi cho việc này". Ông cho biết: "Công nghệ này đã thực sự có những bước tiến đột phá ngay cả khi chỉ tính trong 5 năm gần đây. Tôi nghĩ rằng một số trong những phát minh khác trong vài năm qua đang đi để hy vọng cho chúng ta tiếp cận với các ngôi sao."

Ngoài nhà tỷ phú Yuri Milner và giáo sư Stephen Hawking, người ta còn được biết rằng người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg cũng sẽ là một trong các giám đốc của dự án trên và hỗ trợ vốn hơn 100 triệu đô.

Video giới thiệu về Starshot:



Nguồn: Usatoday

Previous
Next Post »

dacluu03@gmail.com ConversionConversion EmoticonEmoticon