Blog Khoa học - Theo giám đốc Viện y sinh thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga Oleg Orlov, Viện y sinh và Tổ hợp tên lửa vũ trụ Energija đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tạo ra trọng lực nhân tạo.
Tuy nhiên, việc tạo ra trọng lực nhân tạo trước mắt chỉ mới thực hiện trên Trạm quỹ đạo quốc tế. Theo đó, trên module mới của trạm các nhà khoa học sẽ lắp đặt một máy ly tâm chuyên dụng để phục vụ cho mục đich tạo ra lực hấp dẫn nhân tạo.
Các chuyên gia của Viện y sinh đã từng chế tạo được máy ly tâm có thể tạo ra lực hấp dẫn nhân tạo. Sắp tới họ sẽ lập mô hình máy ly tâm có thể lắp đặt trên Trạm quỹ đạo quốc tế, cải tiến và hoàn thành nguyên mẫu để hiện thực hóa công nghệ tạo trọng lực trên vũ trụ cũng như kiện toàn các phương pháp sử dụng máy ly tâm.
Chúng ta đều biết rằng tình trạng không trọng lượng là một trong những vấn đề mà các nhà du hành vũ trụ trên Trạm quỹ đạo quốc tế phải đối phó khi làm việc dài ngày trên trạm. Đây cũng là vấn đề nan giải đối với các nhà du hành vũ trụ trong các chuyến bay dài ngày tới các hành tinh xa xôi.
Theo một công trình nghiên cứu mới đây do các chuyên gia ở Đại học California tiến hành, các nhà du hành vũ trụ ở trên Trạm quỹ đạo quốc tế từ 3 đến 7 tháng, do phải sống trong điều kiện lực hấp dẫn tối thiểu nên khối cơ bắp và diện tích các cơ gần đốt sống bị giảm đáng kể, hậu quả là bị đau lưng ngay cả khi đã trở về Trái đất một thời gian.
Ông Oleg Orlov cũng thông báo rằng nước Nga và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đã đạt được thỏa thuận cùng tiến hành những thử nghiệm riêng rẽ để các đội bay Nga và Mỹ tiến hành các chuyến bay tới các hành tinh khác. Mỗi cuộc thử nghiệm kéo dài từ một vài tuần đến một năm, tổng cộng sẽ tiến hành thử nghiệm trong vòng 5 năm.
Theo MTG
dacluu03@gmail.com ConversionConversion EmoticonEmoticon