Albert Einstein: "Trực giác là thứ duy nhất thực sự có giá trị".
|
Blog Khoa học - Nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein: "Trực giác là thứ duy nhất thực sự có giá trị". Vậy trực giác là gì? Làm thế nào để phát triển trực giác của bạn?
1. Trực giác là gì?
Trực giác là một quá trình cho chúng ta khả năng hiểu biết được sự việc một cách trực tiếp mà không cần lý luận phân tích, bắt cầu giữa khoảng cách phần ý thức và tiềm thức của tâm trí cũng như giữa bản năng và lý trí.
Trực giác còn được gọi là giác quan thứ sáu cho phép ta thấy dược những gì mà năm giác quan khác không thể thấy được cụ thể như linh cảm, cảm nhận,tưởng tượng...hay tất cả những gì thuộc về thế giới vô hình mà năm giác quan còn lại chỉ thấy dược ở thế giới hữu hình, tức là những gì đang tồn tại.
Steven Jobs cho rằng: “Trực giác mạnh mẽ hơn trí tuệ gấp nhiều lần”.
Theo phân tích tâm lý của Sigmund Freud – nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo: Khi đưa ra một quyết định nhỏ thì nên dựa vào lý tính của bạn, liệt ra ưu và nhược điểm rồi tiến hành phân tích chúng và đưa ra quyết định chính xác. Khi bạn cần đưa ra quyết định lớn và quan trọng thì nên dựa vào tiềm thức của mình, chẳng hạn như việc chọn bạn đời hay phát triển sự nghiệp. Bởi vì những quyết định trọng đại này đòi hỏi phải dựa vào nhu cầu lớn nhất từ trong sâu thẳm tâm linh của bạn để làm căn cứ. Cái gọi là “tùy tâm” chính là lắng nghe tiếng gọi của nội tâm và đi theo trực giác.
2. Trực giác được sinh ra với những cảnh giới khác nhau
Trực giác sinh ra ở những cảnh giới khác nhau |
Một là linh cảm, tức trong khoảnh khắc, chủ thể đột nhiên nắm bắt được con đường tư duy để giải quyết vấn đề, tuy nhiên sau đó thì vẫn không đủ rõ ràng;
Hai là lĩnh ngộ, cũng chính là sự nhận biết trong tức thì, chủ thể đột nhiên đạt đến sự hiểu biết đối với bản chất của sự vật, hoặc nắm bắt được điểm mấu chốt của vấn đề;
Ba là trực quan, tức trong chớp mắt, chủ thể đột nhiên lĩnh hội được vấn đề một cách chỉnh thể.
3. Điều kiện để trực giác sản sinh
Thứ nhất, để sinh ra trực giác cần phải có tri thức tương quan và sự tích lũy. Cái gọi là tri thức tương quan ở đây bao gồm tri thức kinh nghiệm có liên quan và cả tri thức lý luận chuyên ngành liên quan.
Thứ hai, có tình cảnh nhất định, chủ thể hoặc là ở trong một hoàn cảnh nhất định hoặc là quan sát được hiện tượng nhất định, hoặc trong một áp lực mang tính đột phát, hoặc là trạng thái tư duy của chủ thể tạm thời bị kích động, khiến tư duy sinh ra nguồn đột phá, và trực giác xuất hiện.
Để sinh ra trực giác cần phải có tri thức tương quan và sự tích lũy |
Làm sao bồi dưỡng và phát triển tư duy trực giác?
Lắng nghe tiếng gọi bản thân, chuyên tâm rèn luyện, nâng cao sự quan sát, mở rộng tri thức và loại bỏ các quấy nhiễu là các để phát triển trực giác bản thân.
a. Học cách lắng nghe tiếng gọi của bản thân
Cái mà tư duy trực giác dựa vào chính là cảm giác trực tiếp, nhưng không phải là nhận thức cảm tính. “Đi theo cảm giác của mình” mà người ta thường nói ngoại trừ phần biểu hiện ra thì thứ còn lại chính là nhân tố trực giác. Trực giác đòi hỏi bạn phải trải nghiệm tỉ mỉ, lĩnh ngộ và lắng nghe những thông tin, tiếng gọi từ nó. Khi trực giác xuất hiện bạn không được chần chừ, càng không nên đè nén nó. Bạn nên “theo nước đẩy thuyền” mà đưa ra phán đoán, quyết định kịp thời.
b. Thông qua rèn luyện chuyên tâm
Tập trung vào nhịp thở hay bước đi của bạn. Sự rèn luyện chuyên tâm này có thể nâng cao nhận thức của bản thân đối với nội tâm, hiểu rõ suy nghĩ của mình, khai phá được tư tưởng lẫn sức mạnh nội tại.
c. Cố gắng loại trừ các loại ảnh hưởng và quấy nhiễu
Trực giác tuy dựa vào tri thức và kinh nghiệm từng có của bạn nhưng nó lại thường bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh khách quan lẫn sự phiền nhiễu trong tình cảm cá nhân. Đặc biệt là vế sau, khi một người rơi vào vòng lẩn quẩn của sự nghi ngờ, oán trách, phẫn nộ trong tình cảm, sự phán đoán của trực giác có thể mất đi tính khách quan. Vì vậy, trong quá trình nảy sinh trực giác, bạn nên cố gắng loại trừ mọi ảnh hưởng và quấy nhiễu này. Sau khi trực giác xuất hiện, cũng nên tỉnh táo phân tích lại tính khách quan của nó rồi mới quyết định.
d. Ý thức bồi dưỡng sức quan sát
Đặc điểm đột ngột của trực giác chính là sức quan sát và khả năng nhìn thấu của nó. Sự quan sát cùng với trực giác lẫn góc nhìn đều có tương quan. Người có sức quan sát nhạy bén thì tần suất sinh ra trực giác càng cao, hiệu quả nhìn nhận đúng bản chất sự vật càng mạnh. Do đó, bạn nên có ý thức rèn luyện sự nhanh nhạy của sức quan sát, đặc biệt là sự quan sát đối với các sự vật vô hình như ấn tượng, cảm giác, xu thế hay tâm trạng v.v…
e. Mở rộng tri thức và khiến cho kinh nghiệm sống thêm phong phú
Trực giác sinh ra không phải là vô duyên vô cớ, không có cơ bản. nó xuất hiện dựa vào tri thức và kinh nghiệm của con người. Khi bạn chuyên tâm, say mê nghiên cứu, làm việc ở một lĩnh vực nào đó thì trực giác sẽ xuất hiện ở lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Vì vậy, trực giác thường “ưu ái” cho người có tri thức rộng, kinh nghiệm phong phú.
dacluu03@gmail.com ConversionConversion EmoticonEmoticon